So sánh về thiết kế của Surface Pro 4 và Dell XPS 12: Lựa chọn nào xứng đáng hơn?

0
959

Microsoft Surface Pro 4 và Dell XPS 12, đây là hai thiết bị tablet lai “2 trong 1” đầu tiên trên thị trường mà được cài đặt chung hệ điều hành Windows cũng như được ra mắt gần như trong cùng một thời điểm. Thế nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn vì không biết đâu là sản phẩm mạnh hơn và nên chọn chiếc máy nào trong hai.

Tất nhiên một chiếc máy tính tốt không chỉ ấn tượng từ ngoại hình mà còn cả cấu hình, hiệu năng nữa, nhưng chắc chắn có khá nhiều người mong muốn những chiếc máy tính của mình bỏ tiền mua sẽ có một phần “outlook” bắt mắt và tinh tế. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đánh giá phần thiết kế của hai sản phẩm Surface Pro 4 và Dell XPS 12.

Về thiết kế tổng thể bên ngoài

Thoạt nhìn, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy rằng Dell XPS 12 mang dáng dấp của một chiếc laptop thông thường nhiều hơn so với Surface Pro 4 với kiểu dáng chắc chắn mang đậm tính truyền thống của một chiếc máy tính xách tay, phần đế đi kèm tích hợp bàn phím chắc chắn, tương đối dày và vuông vức. Chiếc XPS 12 có thiết kế khá giống với những “người anh em” tiền nhiện đó là XPS 13 và 14.

Máy có thiết kế các viền bạc với vỏ đen quen thuộc, tuy nhiên cũng chính vì gam màu đen này khiến cho chiếc XPS 2 có một chút trông hơi tối tăm và tẻ nhạt. Xem xét kĩ hơn, mặc dù XPS 12 là phiên bản nâng cấp được ra đời sau nhưng nó lại có viền màn hình lớn hơn và vỏ màn hình dày hơn so với các phiên bản XPS 13 và 14, mặc dù về tổng thể thì máy vẫn khá nhỏ gọn. Lí do mà chiếc XPS 12 này có màn hình dày hơn là vì nhà sản xuất phải trang bị thêm một lớp cảm ứng bên ngoài. >> Giá Surface book cũ tại Đà nẵng rẻ nhất tại khu vực

Sang với Surface Pro 4, vốn dĩ là một bản nâng cấp so với Surface Pro 3 thế nhưng về thiết kế của nó cũng không có quá nhiều thay đổi cả. Tuy nhiên nhìn chung thiết kế của Surface Pro 4 nhìn tổng thể toát lên vẻ thanh lịch, sang trọng và tinh tế trong từng đường nét.

Độ dày chỉ 8,5mm, so với Pro 3 là 9,1mm, rõ ràng yếu tố mỏng nhẹ ngày càng được nâng cao hơn bao giờ hết. Phần bo màn hình kim loại khá đẹp, phía sau là chân kệ cho máy đứng giống như một chiếc laptop thực thụ. Theo thông số kĩ thuật thì chiếc máy này chỉ nặng khoảng 786 gram (chỉ tính phần màn hình), cân nặng của máy không hề nặng hơn so với một cuốn tạp chí là bao.

Tính thêm bàn phím TypeCover của máy thì trọng lượng cũng chưa tới 1,1kg, độ mỏng nhẹ và tiện lợi của Surface Pro 4 thực sự ấn tượng, trong khi đó XPS 12 lại nặng tới 1,3kg dù kích cỡ gần như tương đương nhau.

Về màn hình

Dell XPS 12 sở hữu tấm màn hình 12,5’’ với độ phân giải 4K vô cùng sắc nét, cùng với khả năng tái tạo xuất sắc dải màu theo tiêu chuẩn Adobe RGB. Không chỉ vậy, nhờ vào công nghệ của tấm nền IGZO2 không những giúp cho việc tăng mật độ điểm ảnh cao hơn hay đem lại chất lượng hình ảnh mịn và sắc nét hơn mà nó còn có vai trò thu hẹp đường viền màn hình (bezel). Qua thử nghiệm thực tế với thiết bị cân chỉnh màu sắc Spyder 4 Elite cho thấy độ phủ màu của màn hình XPS 12 đạt 100% theo chuẩn Adobe RGB.

Còn Surface Pro 4 lại có màn hình rộng 12,3’’ – dù nhỏ hơn một chút so với XPS 12 nhưng đặt trong cùng một góc nhìn sẽ không nhận ra sự chênh lệch này đáng là bao nhiêu. Màn hình PixelSense với độ phân giải 2.736 x 1.824 pixel đem lại những cảm giác trải nghiệm khá tuyệt vời.

Mặc dù không thể “sánh” theo với chất lượng chuẩn 4K của XPS 12 nhưng với tấm màn hình của Pro 4 thì người dùng cũng hoàn toàn có được những trải nghiệm sử dụng thích thú, sinh động. Thêm nữa, một điều làm cho màn hình của Surface Pro 4 thêm phần thu hút nhờ công nghệ cảm ứng 10 điểm, tích hợp bút Surface Pen cho dòng sản phẩm này.

Về bàn phím

Là một thiết bị “2 trong 1” cho nên Surface Pro 4 rất được chăm chút với món phụ kiện rời đó là bàn phím TypeCover. Chỉ với “đôi cánh” này, chiếc Surface Pro 4 mới thực sự trở thành một sản phẩm đáng “đồng tiền bát gạo”. Bàn phím rời của Surface Pro 4 là một món phụ kiện cực kỳ tốt. Dù cho bạn đã quá quen với bộ bàn phím PC ở nhà và vẫn chưa hề biết đến việc gõ văn bản trên một chiếc laptop cỡ nhỏ là như thế nào, bàn phím Surface Pro 4 sẽ khiến bạn say đắm.

Tốc độ gõ phím trên chiếc bàn phím rời này gần như không có sự thay đổi so với khi tôi gõ trên bàn phím cơ Ozone Strike Pro ở nhà. Đặc biệt bàn phím Pro 4 được bọc lớp vải Alcantara vừa là một chiếc bàn phím để gõ và cũng là một tấm lá chắn bảo vệ Surface Pro 4 khỏi các tai nạn xước, trầy màn hình.

Nói về bàn phím của XPS 12, có thể nhận xét rằng bàn phím của máy khá là tốt và cũng tương đối giống với bàn phím của phiên bản XPS 13, mặc dù ban đầu dường như nó có vẻ khá chật hẹp. Bàn phím island-style cho hành trình phím và cảm giác tốt. Phần để tay có diện tích khá lớn. Đèn nền của máy cũng là một điểm cộng. Có 2 lựa chọn độ sáng màn hình mà bạn có thể điều khiển qua phím tắt bàn phím.

Trackpad thương hiệu Cypress của máy mặc dù khá rộng rãi (10×6 cm) nhưng không gây ấn tượng bằng bàn phím. Thao tác gõ bằng 2 ngón tay để mở chuột phải không nhạy khiến bạn sẽ khó chịu khi dùng đến. Trong môi trường desktop, trackpad nhận các lệnh như zoom nhúm ngón tay, nhưng thử dùng thao tác xoay và quét 3 ngón tay thì vô hiệu. Sự thiếu ổn định này có lẽ đến từ trình điều khiển cho trackpad chưa được hoàn thiện. Hy vọng điều này sẽ được Dell khắc phục trong thời gian sớm.

Đánh giá về thiết kế của Surface Pro 4 và Dell XPS 12, ta thấy mỗi chiếc máy đều đó ưu điểm riêng. Surface Pro 4 gây ấn tượng nhờ độ mỏng nhẹ cực kì tiện dụng cho việc mang theo bên người, và cũng như một phụ kiện bàn phím được mô tả là giống như một bàn phím PC. Còn Dell XPS 12 lại sở hữu chất lượng màn hình 4K ấn tượng.

Cả hai chiếc máy đều là những đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay, thiết kế đẹp cũng là một tiêu chí lựa chọn của nhiều khách hàng, thế nhưng khách hàng cũng nên cân nhắc thêm về cấu hình của hai chiếc máy này nữa nhé!